Top 12 Lễ Hội Thái Lan Đặc Sắc Không Thể Bỏ Qua Khi Du Lịch Xứ Sở Chùa Vàng
 -  89 Lượt xem
Lễ hội Thái Lan luôn là một trong những điều cuốn hút nhất đối với khách du lịch trên thế giới. Những lễ hội nhiều màu sắc, nghi thức truyền thống đẹp đẽ và trang nghiêm, ý nghĩa tốt đẹp luôn là điều khiến mọi người tò mò. Trong nội dung dưới đây, Vinagroup Travel sẽ chia sẻ đến bạn top 12 lễ hội tuyệt vời nhất tại xứ Chùa Vàng mà bạn không thể bỏ qua.
1. Lễ hội té nước Songkran (Tháng 4)
Songkran hay lễ hội té nước là ngày lễ kỷ niệm để đánh dấu ngày đầu tiên của năm mới trong đạo Phật. Sự kiện này được người dân trên cả nước tham gia, trong đó, Bangkok, Chiang Mai, Phuket… là những nơi tổ chức quy mô lớn và hoành tráng nhất. Lễ hội té nước tại Thái Lan diễn ra vào các ngày chính là 13/ 4, 14/4 và 15/4 hàng năm.
Lễ hội Songkran
Những hoạt động thường được thực hiện khi lễ hội diễn ra gồm:
- Lên chùa cầu may mắn, phước lành và ấm êm
- Tắm cho tượng Phật bằng loại nước thơm đặc biệt
- Người Thái trẻ tuổi thể hiện sự tôn trọng của bản thân với nhà sư và người lợi tuổi trong gia đình bằng cách vẩy nước thơm lên tay họ
- Tham gia té nước cùng tất cả mọi người trên đường phố
- Hòa mình vào những cuộc diễu hành, khiêu vũ hoành tráng
2. Lễ hội hoa đăng Loy Krathong (Tháng 11)
Loy Krathong được tổ chức vào tối ngày rằm thứ 12 theo lịch âm của Thái Lan. Và theo lịch phương Tây, năm nay lễ hội được tổ chức vào tối ngày 15/11. Những địa điểm lớn tổ chức sự kiện là Chiang Mai, Sukhothai, Bangkok và Phuket.
Loy trong Loy Krathong mang nghĩa “trôi nổi” và Krathong nghĩa là “giỏ hoặc thuyền”. Vì vậy, tên lễ hội này có nghĩa là thả một chiếc thuyền nhỏ. Thuyền thường được làm từ lá chuối và tết lại thành hình bông sen hoặc thuyền và có thể trôi trên mặt nước.
Lễ hội thả hoa đăng Loy Krathong
Lễ hội này mang ý nghĩa tạ ơn nữ thần nước Phra Mae Khongkha, cầu xin sự tha thứ vì đã làm ô nhiễm nguồn nước và cầu mong những điều tốt đẹp. Người ta cũng tin rằng khi thả Krathong trôi theo dòng nước, những điều không may mắn, bệnh tật cũng sẽ theo đó trôi đi.
3. Lễ hội đèn trời Chiang Mai - Yi Peng (Tháng 11)
Năm 2024, Lễ hội đèn trời Chiang Mai - Yi Peng sẽ được tổ chức vào ngày 15 và 16/11. Địa điểm tổ chức lễ hội là thành phố Chiang Mai, miền Bắc Thái Lan. Lễ hội sẽ được tổ chức tập trung tại các khu vực ở ngoại ô thành phố để đảm bảo sự an toàn cho mọi người.
Lễ hội Yi Peng của Thái Lan là dịp để tôn vinh Đức Phật, cầu nguyện điều tốt đẹp và giải trừ vận rủi. Người dân thả đèn trời mang theo hy vọng về một tương lai tươi sáng, đồng thời buông bỏ những muộn phiền, lo lắng để tâm hồn được thanh thản.
Lễ hội thả đèn trời Chiang Mai - Yi Peng
Xuyên suốt sự kiện gồm nhiều hoạt động hấp dẫn như:
- Thả đèn trời tại các khu vực cho phép theo quy định.
- Thắp đèn Phang Pratheep để thể hiện lòng biết ơn đối với những người đã ban ơn cho họ.
- Thả đèn Krathong để tưởng nhớ đến tổ tiên, xua đuổi vận rủi xuất hiện trong cuộc sống.
4. Lễ hội ma xó Phi Ta Khon (Tháng 6)
Phi Ta Khon là một phần của lễ hội truyền thống Boon Luang. Sự kiện được tổ chức tại vùng Đông Bắc Thái Lan. Ngày truyền thống này là cơ hội để mọi người cầu mong sự phồn thịnh và tạo công đức, tích phúc cho gia đình và bản thân. Mọi người khi tham gia lễ hội sẽ được hòa mình vào đoàn người diễu hành Phi Ta Khon và khoác lên những chiếc mặc nạ.
Lễ hội ma xó Phi Ta Khon
Lễ hội được tổ chức hàng năm tại Quận Dan Sai, Tỉnh Loei. Thời điểm tổ chức là trong mùa mưa hoặc từ cuối tháng 6 đến đầu tháng 7. Như năm 2024, sự kiện đã được tổ chức từ ngày 7/7 đến 9/7. Những người hóa trang thành ma xó Phi Ta Khon sử dụng những động tác nhảy và hành động hài hước, vui nhộn của mình để khuấy động không khí.
5. Tết Nguyên Đán ở Chinatown (Tháng 1, 2)
Chinatown là điểm đến vui chơi sôi động và đông đúc bậc nhất tại Bangkok. Thái Lan. Đây cũng là nơi tập trung nhiều người Hoa và Thái gốc Hóa đến sinh sống, làm việc. Vì vậy, mỗi khi vào dịp tết âm lịch, nơi đây mang không khí rộn ràng và rực rỡ của ngày tết.
Lễ hội Tết Nguyên Đán tại Chinatown
Những chiếc đèn lồng đỏ rực, hoa mai vàng tươi, cùng những màn múa lân, diễu hành đặc sắc là những yếu tố góp phần tạo nên sức sống mãnh liệt cho khu phố trong những ngày lễ. Nếu bạn muốn thưởng thức trọn vẹn không khí tết này thì hãy đến với khu phố trong khoảng thời gian tết Nguyên Đán, mùng 1/1 theo âm lịch. Ngoài ra, đừng quên thưởng thức những món ăn đường phố hấp dẫn và khám phá các ngôi chùa linh thiêng tại đây nhé!
6. Lễ hội hoa ở Chiang Mai (Tháng 2)
Lễ hội hoa ở Chiang Mai là sự kiện thường niên tại thành phố Chiang Mai được tổ chức vào đầu tháng thứ 2 để chào mừng sự kết thúc của mùa đông lạnh giá. Năm 2024, lễ hội diễn ra tại công viên Suan Buak Haad từ ngày 2 đến ngày 4 tháng 2/2024. Nếu đúng theo lịch trình, lễ hội vào năm 2025 sẽ được diễn ra trong khoảng ngày 2/2 dương lịch.
Lễ hội hoa sống động ở Chiang Mai
Lễ hội Hoa được tổ chức để tôn vinh vẻ đẹp thiên nhiên của miền Bắc Thái Lan. Đồng thời, đây cũng là cách thể hiện lòng quý trọng đối với những người nông dân trồng trọt cây và hoa để giữ gìn sự đa dạng về tự nhiên, bảo vệ đất đai màu mỡ. Những hoạt động phổ biến được thực hiện gồm:
- Cuộc diễu hành xe hoa hoành tráng
- Triển lãm hoa được tổ chức tại công viên Suan Buak Haad
- Tham gia chợ ẩm thực địa phương, chợ đêm nổi tiếng tại Phố đi bộ Wua Lai
7. Lễ hội nến sáp Ubon (Tháng 7)
Lễ hội nến sáp Ubon diễn ra vào tháng 7 âm lịch hàng năm, thường bắt đầu từ tuần trăng tròn thứ 12 và diễn ra trong khoảng 3 - 5 ngày. Sự kiện độc đáo này có thể thu hút lượng lớn khách du lịch đến với tỉnh Ubon Ratchathani nằm tại đông bắc Thái Lan. Lễ hội mang đến bạn những tác phẩm nghệ thuật nến sáp khổng lồ và lộng lẫy. Bên cạnh đó, bạn cũng được tham gia vào các hoạt động văn hóa, tâm linh đặc sắc tại nơi đây.
Lễ hội nến sáp Ubon
Ý nghĩa của lễ hội là thể hiện lòng thành kính đối với Phật Giáo và sự tri ân về những lời răn dạy của ngài. Đây cũng là cơ hội để mọi người cầu mong sự may mắn, an khang thịnh vượng bởi ngọn nến sáp chính là điều tượng trưng cho ánh sáng, sự ấm áp và cả hy vọng của con người.
8. Lễ hội tên lửa Yasothon Bun Bangfai (Tháng 5)
Lễ hội tên lửa Yasothon Bun Bangfai thường diễn ra vào khoảng tháng 5 hàng năm. Lễ hội truyền thống độc đáo này được tổ chức ở các tỉnh ở vùng Đông Bắc Thái Lan, đặc biệt là tình Yasothon hay vùng khác như Roi Et, Ubon Ratchathani. Sự kiện có sự kết hợp hài hòa giữa nghi lễ truyền thống trang nghiêm, tín ngưỡng dân gian và cả hoạt động vui chơi giải trí sôi động, phù hợp với mọi lứa tuổi.
Lễ hội Thái Lan Yasothon Bun Bangfai
Điểm nhấn của lễ hội đó chính là những chiếc tên lửa tự chế khổng lồ làm từ tre, giấy nến và bên trong có thuốc súng. Mỗi chiếc có chiều cao từ 6 - 10 mét, nặng trong khoảng 50 - 200kg và được trang trí bên ngoài lộng lẫy theo chủ đề sự kiện. Trong lễ hội còn thường có cuộc thi phóng tên lửa, với giải thưởng cho tên lửa bay cao nhất và đẹp nhất.
9. Lễ hội ăn chay rùng rợn ở Phuket (Tháng 10)
Lễ hội ăn chay rùng rợn ở Phuket thường diễn ra vào ngày cuối cùng của tháng thứ 9 theo âm lịch và rơi vào cuối tháng 9, đầu tháng 10 nếu tính theo âm lịch. Lễ hội được tổ chức nhằm tôn vinh niềm tin của cộng đồng người địa phương rằng việc kiêng thịt và sản phẩm từ động vật sẽ mang lại sức khỏe tốt và tinh thần minh mẫn.
Lễ hội ăn chay rùng rợn ở Phuket
Đây là lễ hội thiêng liêng và là một phần của Đạo giáo. Một số nguyên tắc mà những người tham gia lễ hội phải tuân theo gồm:
- Giữ cơ thể sạch sẽ trong quá trình tham gia
- Đồ làm bếp luôn được vệ sinh sạch sẽ và đặt tách riêng với vật dụng của người không tham gia
- Sử dụng trang phục trắng trong lễ hội
- Không ăn thịt và sản phẩm từ động vật như trứng, sữa
- Không tiếp xúc da thịt trong suốt thời gian diễn ra
- Phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai và kinh nguyệt không tham gia
10. Lễ hội đua trâu ở tỉnh Chonburi (Tháng 10)
Lễ hội đua trâu Wing Kwai thường được tổ chức ở tỉnh Chonburi, Thái Lan vào khoảng thời gian tháng 11 âm lịch, khi mùa mưa đã kết thúc. Sự kiện thường kéo dài trong vòng 2 tuần và dự kiến là từ 10 đến 23 tháng 11/2024 tại Sân vận động đua trâu Chonburi.
Hội đua trâu ở tỉnh Chonburi
Lễ hội đua trâu Wing Kwai có lịch sử lâu đời, bắt nguồn từ truyền thống nông nghiệp của người dân Chonburi. Điểm nhấn của lễ hội là cuộc đua trâu vô cùng độc đáo. Người chỉ đạo sẽ ngồi trên lưng trâu đã được huấn luyện. Đoạn đường đua dài từ 100 - 200m và ai về đích trước tiên sẽ là người chiến thắng.
11. Lễ hội khỉ (Tháng 11)
Lễ hội tiệc khỉ Lopburi là một sự kiện độc đáo được tổ chức vào chủ nhật cuối cùng của tháng 11 hàng năm tại ngôi đền Phra Prang Sam Yot. Hàng nghìn con khỉ sẽ tụ tập về đây để thưởng thức bữa tiệc buffet thịnh soạn do người dân địa phương chuẩn bị. Lễ hội này không chỉ là một dịp vui chơi giải trí mà còn mang ý nghĩa tôn vinh thần khỉ, cảm ơn loài khỉ và thể hiện sự gắn kết giữa con người và động vật.
Lễ hội tiệc khỉ Lopburi
Nếu bạn yêu thích loài khỉ và muốn trải nghiệm một lễ hội độc đáo, hãy đến Lopburi vào tháng 11 nhé!
12. Lễ hội trái cây (Tháng 5 - 7)
Lễ hội trái cây Rayong là một sự kiện thường niên được tổ chức từ tháng 5 đến tháng 7 hàng năm, nhằm tôn vinh sự phong phú và đa dạng của trái cây địa phương. Đến với lễ hội, du khách sẽ được chiêm ngưỡng, thưởng thức và mua sắm nhiều loại trái cây tươi ngon như sầu riêng, bưởi, măng cụt, xoài… với giá cả phải chăng. Đây cũng là dịp để người dân cầu mong cho một mùa màng bội thu, trái ngọt đầy vườn.
Lễ hội Thái Lan chủ đề trái cây
Vinagroup Travel đã mang đến cho bạn 12 lễ hội Thái Lan nổi bật và đáng để tham gia nhất. Những lễ hội này sẽ giúp bạn hiểu hơn về văn hóa, đời sống, tín ngưỡng, con người và ẩm thực tại xứ sở Chùa Vàng xinh đẹp. Nếu bạn đang tìm kiếm một tour du lịch Thái Lan với những hoạt động vui chơi, khám phá thoả thích cùng những trải nghiệm đáng nhớ, hãy liên hệ ngay với Vinagroup Travel nhé!
Đọc thêm: